Tom Huỳnh, J.D: Nghề Nail với Luật Lệ Thuế Vụ và Lao Động
Cách đây gần hai năm vào tháng Ba 2008, văn phòng Ủy Viên Lao Ðộng (Labor Commissioner’s Office) của tiểu bang California đã bất thần mở một đợt kiểm tra nhắm vào các tiệm làm nail và tóc tại miền Bắc California, là nơi tập trung rất nhiều tiệm của người gốc Việt. Chỉ trong vòng hai ngày kiểm tra, gần 100 tiệm nail và tóc từ Sacramento đến vùng vịnh San Francisco, đã bị phạt khá nặng vì vi phạm các luật lệ lao động quy định bởi tiểu bang, và do đó dẫn đến các rắc rối về mặt thuế vụ.
Từ đó đến nay và đặc biệt trong thời gian gần đây, các tiệm nail và tóc tại nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ mà phần lớn là do người Việt làm chủ, cũng đã và đang thường xuyên trở thành mục tiêu kiểm tra của các cơ quan lao động và thuế vụ. Và kết quả là nhiều tiệm đã bị phạt vạ nặng nề vì phạm luật thuế vụ và lao động. Đây là một sự kiện mà từ lâu nay không thấy xảy ra, do đó đã tạo sự bất ngờ và gây hoang mang cho rất nhiều người Việt đang hành nghề nail và tóc khắp nơi ở Hoa Kỳ, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
Thật ra nghề nail cũng như mọi ngành nghề khác tại Hoa Kỳ, đều phải bị chi phối bởi luật thuế vụ và lao động khá phức tạp. Tuy nhiên, có lẽ vì rất ít có ai trong nghề nail bị rắc rối với cơ quan thuế vụ hay lao động trong suốt mấy chục năm làm ăn xuông sẽ, cả chủ tiệm và người thợ nail lâu nay vì vậy đã không hề quan tâm tìm hiểu và rất lơ là với các luật lệ và quy định trong vấn đề thuế vụ và lao động áp dụng trong ngành nghề của mình.
Vì Sao Tiệm Nail Gặp Rắc Rối Với Cơ Quan Thuế Vụ và Lao Động?
Trong những lần kiểm tra vừa qua của cơ quan lao động và thuế vụ ở khắp các tiểu bang, nhiều tiệm nail và tiệm làm tóc của người Việt sở dỉ bị phạt hầu hết là do những phức tạp trong vấn đề phân định người thợ là “employee” (nhân viên/người làm công) hay là “independent contractor” (người làm việc độc lập). Đây cũng là mấu chốt tạo ra nhiều khác biệt trong các quy định về thuế vụ và luật lệ lao động áp dụng cho người thợ cũng như người làm chủ tiệm.
Trên nguyên tắc thì hầu hết những người đi làm và được trả tiền công, dầu làm part-time hay full-time, thường được xem là “employee”. Tuy nhiên, không phải tất cả những người đi làm đều là “employee”. Đối với một số ngành nghề mà trong đó có nghề nail và tóc, luật lệ quy định cho người thợ có thể là “employee”, nhưng cũng có trường hợp thì được xem là “independent contractor”.
Nói chung trong vấn đề thuế vụ, nếu người thợ nail được phân định là “employee”, sẽ được chủ tiệm trả lương bằng mẫu W-2. Theo luật lệ hiện hành, nếu người thợ là “employee”, song song với việc phải khấu trừ một phần tiền lương của người thợ để nộp trước các khoản thuế mà người thợ phải chịu, chủ tiệm cũng phải đóng góp phần thuế của mình chung với người thợ theo quy định của các đạo luật liên bang “Federal Insurance Contributions Act” (FICA) và “Federal Unemployment Tax Act” (FUTA), cùng với các khoản thuế quy định bởi tiểu bang nơi hành nghề. Luật thuế vụ cũng đòi hỏi người thợ nail phải báo cho chủ tiệm biết số tiền “tip” nhận được hàng tháng, nếu tổng số tiền “tip” nhận được trong tháng đó là hơn $20 (gồm cả tiền mặt và khi khách cho “tip” bằng thẻ tín dụng). Và chủ tiệm phải cộng số tiền “tip” mà người thợ nhận được vào chung với tiền lương để tính ra số tiền thuế cần khấu trừ khi trả lương cho người thợ. Trên mẫu W-2 của người thợ nail, tổng số tiền “tip” cũng phải được ghi chung như là tiền lương mà người thợ này đã nhận lãnh.
Về phần các luật lệ liên quan đến vấn đề lao động, nếu người thợ nail là “employee”, chủ tiệm nếu đồng ý thuê mướn thì phải trả lương giờ cho người thợ theo mức lương tối thiểu (minimum wage) và lương giờ phụ trội (overtime) nếu có, tùy theo quy định của mỗi tiểu bang, cũng như phải định giờ giải lao và ăn trưa của người thợ, v.v… Luật cũng đòi hỏi chủ tiệm phải niêm yết đầy đủ các thông báo (posters) về luật thuế vụ và lao động mới nhất theo đúng quy định của liên bang và tiểu bang nơi hành nghề. Và tại hầu hết các tiểu bang, chủ nhân còn phải có bảo hiểm lao động (workers compensation insurance) cho người “employee”. Mục đích của bảo hiểm lao động là để trả các chi phí y tế và trợ cấp cho người “employee” khi rủi ro bị thương tật hay tàn phế trong lúc làm việc. Luật lệ về bảo hiểm lao động tại các tiểu bang thường có những chi tiết khác biệt nhau, và giá bảo phí cũng có nhiều chênh lệch đáng kể tùy theo từng hãng bảo hiểm. Vì vậy nếu cần phải có bảo hiểm lao động cho “employee”, nên liên lạc với cơ quan trách nhiệm tại tiểu bang để tìm hiểu thêm, đồng thời so sánh giá cả trước khi quyết định chọn nơi mua bảo hiểm.
Một số tiểu bang có luật cho phép chủ nhân được trả lương giờ dưới mức tối thiểu cho “employee” nếu người đó có nhận thêm tiền “tip” ngoài tiền lương giờ trong lúc làm việc. Tuy nhiên, nếu tổng số của tiền lương giờ cộng với tiền “tip” vẫn không bằng mức lương giờ tối thiểu tính trên số giờ mà người “employee” đã làm, chủ nhân phải trả thêm cho người này phần sai biệt cho bằng với tiền lương giờ tối thiểu quy định bởi tiểu bang đó. Luật này không được áp dụng tại California.
Luật hiện hành tại California ngoài việc không cho phép người chủ trả lương cho “employee” dưới mức tối thiểu dù người này có nhận thêm tiền “tip” trong lúc làm việc, còn cấm chủ nhân không được cắt xén hay giữ lại tiền “tip” của người “employee” dưới mọi hình thức, và không được tính tiền “tip” để trừ vào phần lương overtime khi người “employee” làm thêm giờ phụ trội.
Trái lại, nếu người thợ nail được phân định là “independent contractor”, chủ tiệm sẽ trả công cho người này bằng mẫu 1099-MISC và không cần khấu trừ bất kỳ khoản thuế nào, vì người “independent contractor” có bổn phận và trách nhiệm tự khai và nộp thuế lợi tức hàng năm của mình. Thêm vào đó, chủ tiệm cũng không bị ràng buộc bởi các luật lệ thuế vụ và lao động áp dụng với người “employee”.
Điều rắc rối là mặc dầu luật lệ cho phép người thợ nail có thể làm việc như một “employee” hay là một “independent contractor”, các định nghĩa nhằm phân định sự khác biệt giữa “employee” và “independent contractor” của người thợ nail cho đến nay vẫn còn rất phức tạp, phát xuất từ sự diễn dịch khác biệt giữa cơ quan thuế vụ liên bang IRS với các cơ quan thuế vụ và lao động của từng tiểu bang. Thêm vào đó, các điều lệ liên quan đến việc hành nghề của người thợ nail ấn định bởi hội đồng thẩm mỹ tại mỗi tiểu bang (State Board) cũng tạo thêm nhiều điểm mâu thuẩn cho vấn đề nhiều phức tạp vừa kể trên. Và cũng vì thế mà việc xác định người thợ nail (và thợ làm tóc) là “employee” hay “independent contractor” là một vấn đề không đơn giản.
Để Tránh Bị Phạt Vạ…
Trong tình hình kinh tế suy thoái hiện nay, nghề nail của người Việt ở Mỹ rõ ràng đã không còn dễ dàng như thời gian trước đây nữa. Vì thế, với những ai còn muốn tiếp tục theo đuổi nghề nail để mưu sinh, ngay từ bây giờ cần phải quan tâm tìm hiểu rõ ràng các quy định hiện hành trong vấn đề thuế vụ và luật lệ lao động áp dụng cho ngành nghề của mình, hầu tránh bị phạt vạ nặng nề trong thời buổi vốn đã khó khăn này. Thêm vào đó, chủ tiệm và người thợ nail cần phải có thêm sự thông cảm để cùng nương nhau mà sống thì nghề nail của người Việt ở Mỹ mới có cơ hội tồn tại lâu dài.
Đối với các thợ nail lâu nay làm ăn chia 6/4 với chủ và được trả lương không bị trừ thuế bằng mẫu 1099-MISC, chủ tiệm nail cần hiểu rõ luật lệ để có thể xác định người thợ đó là “independent contractor” theo định nghĩa của các cơ quan thuế vụ và lao động hầu tránh rắc rối khi bị kiểm tra. Xin lưu ý rằng nếu trả lương cho thợ nail (hay thợ làm tóc) bằng mẫu 1099-MISC mà không chứng minh được người đó là “independent contractor”, chủ tiệm xem như đã vi phạm luật thuế vụ và lao động. Cần biết rằng các cơ quan thuế vụ và lao động sẽ căn cứ trên nhiều yếu tố khác nhau, cùng với việc làm hàng ngày của người thợ để xác người đó là “independent contractor” hay “employee”. Theo lời của đương kim Ủy Viên Lao Động (Labor Commissioner) tiểu bang California là bà Angela Bradstreet, tờ giấy hợp đồng do người thợ ký tên sẽ không chứng minh đưọc người đó làm việc độc lập.
Trường hợp các tiệm có thợ là “employee” và dùng mẫu W-2 để trả lương cho thợ, chủ tiệm phải theo đúng các quy luật áp dụng cho “employee”, đặc biệt là vấn đề lương tối thiểu và giờ phụ trội, giờ ăn trưa và giải lao, v.v… Thêm vào đó và tùy theo luật lệ quy định khác nhau ở mỗi tiểu bang, phải có bảo hiểm lao động cho người thợ. Có vậy mới tránh được những vụ phạt vạ đáng tiếc khi có cuộc kiểm tra của các cơ quan thuế vụ và lao động.
Cần thêm các thông tin hữu ích trong vấn đề này, có thể liên lạc với tác giả qua điện thoại số (949) 943-4396.
Từ đó đến nay và đặc biệt trong thời gian gần đây, các tiệm nail và tóc tại nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ mà phần lớn là do người Việt làm chủ, cũng đã và đang thường xuyên trở thành mục tiêu kiểm tra của các cơ quan lao động và thuế vụ. Và kết quả là nhiều tiệm đã bị phạt vạ nặng nề vì phạm luật thuế vụ và lao động. Đây là một sự kiện mà từ lâu nay không thấy xảy ra, do đó đã tạo sự bất ngờ và gây hoang mang cho rất nhiều người Việt đang hành nghề nail và tóc khắp nơi ở Hoa Kỳ, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
Thật ra nghề nail cũng như mọi ngành nghề khác tại Hoa Kỳ, đều phải bị chi phối bởi luật thuế vụ và lao động khá phức tạp. Tuy nhiên, có lẽ vì rất ít có ai trong nghề nail bị rắc rối với cơ quan thuế vụ hay lao động trong suốt mấy chục năm làm ăn xuông sẽ, cả chủ tiệm và người thợ nail lâu nay vì vậy đã không hề quan tâm tìm hiểu và rất lơ là với các luật lệ và quy định trong vấn đề thuế vụ và lao động áp dụng trong ngành nghề của mình.
Vì Sao Tiệm Nail Gặp Rắc Rối Với Cơ Quan Thuế Vụ và Lao Động?
Trong những lần kiểm tra vừa qua của cơ quan lao động và thuế vụ ở khắp các tiểu bang, nhiều tiệm nail và tiệm làm tóc của người Việt sở dỉ bị phạt hầu hết là do những phức tạp trong vấn đề phân định người thợ là “employee” (nhân viên/người làm công) hay là “independent contractor” (người làm việc độc lập). Đây cũng là mấu chốt tạo ra nhiều khác biệt trong các quy định về thuế vụ và luật lệ lao động áp dụng cho người thợ cũng như người làm chủ tiệm.
Trên nguyên tắc thì hầu hết những người đi làm và được trả tiền công, dầu làm part-time hay full-time, thường được xem là “employee”. Tuy nhiên, không phải tất cả những người đi làm đều là “employee”. Đối với một số ngành nghề mà trong đó có nghề nail và tóc, luật lệ quy định cho người thợ có thể là “employee”, nhưng cũng có trường hợp thì được xem là “independent contractor”.
Nói chung trong vấn đề thuế vụ, nếu người thợ nail được phân định là “employee”, sẽ được chủ tiệm trả lương bằng mẫu W-2. Theo luật lệ hiện hành, nếu người thợ là “employee”, song song với việc phải khấu trừ một phần tiền lương của người thợ để nộp trước các khoản thuế mà người thợ phải chịu, chủ tiệm cũng phải đóng góp phần thuế của mình chung với người thợ theo quy định của các đạo luật liên bang “Federal Insurance Contributions Act” (FICA) và “Federal Unemployment Tax Act” (FUTA), cùng với các khoản thuế quy định bởi tiểu bang nơi hành nghề. Luật thuế vụ cũng đòi hỏi người thợ nail phải báo cho chủ tiệm biết số tiền “tip” nhận được hàng tháng, nếu tổng số tiền “tip” nhận được trong tháng đó là hơn $20 (gồm cả tiền mặt và khi khách cho “tip” bằng thẻ tín dụng). Và chủ tiệm phải cộng số tiền “tip” mà người thợ nhận được vào chung với tiền lương để tính ra số tiền thuế cần khấu trừ khi trả lương cho người thợ. Trên mẫu W-2 của người thợ nail, tổng số tiền “tip” cũng phải được ghi chung như là tiền lương mà người thợ này đã nhận lãnh.
Về phần các luật lệ liên quan đến vấn đề lao động, nếu người thợ nail là “employee”, chủ tiệm nếu đồng ý thuê mướn thì phải trả lương giờ cho người thợ theo mức lương tối thiểu (minimum wage) và lương giờ phụ trội (overtime) nếu có, tùy theo quy định của mỗi tiểu bang, cũng như phải định giờ giải lao và ăn trưa của người thợ, v.v… Luật cũng đòi hỏi chủ tiệm phải niêm yết đầy đủ các thông báo (posters) về luật thuế vụ và lao động mới nhất theo đúng quy định của liên bang và tiểu bang nơi hành nghề. Và tại hầu hết các tiểu bang, chủ nhân còn phải có bảo hiểm lao động (workers compensation insurance) cho người “employee”. Mục đích của bảo hiểm lao động là để trả các chi phí y tế và trợ cấp cho người “employee” khi rủi ro bị thương tật hay tàn phế trong lúc làm việc. Luật lệ về bảo hiểm lao động tại các tiểu bang thường có những chi tiết khác biệt nhau, và giá bảo phí cũng có nhiều chênh lệch đáng kể tùy theo từng hãng bảo hiểm. Vì vậy nếu cần phải có bảo hiểm lao động cho “employee”, nên liên lạc với cơ quan trách nhiệm tại tiểu bang để tìm hiểu thêm, đồng thời so sánh giá cả trước khi quyết định chọn nơi mua bảo hiểm.
Một số tiểu bang có luật cho phép chủ nhân được trả lương giờ dưới mức tối thiểu cho “employee” nếu người đó có nhận thêm tiền “tip” ngoài tiền lương giờ trong lúc làm việc. Tuy nhiên, nếu tổng số của tiền lương giờ cộng với tiền “tip” vẫn không bằng mức lương giờ tối thiểu tính trên số giờ mà người “employee” đã làm, chủ nhân phải trả thêm cho người này phần sai biệt cho bằng với tiền lương giờ tối thiểu quy định bởi tiểu bang đó. Luật này không được áp dụng tại California.
Luật hiện hành tại California ngoài việc không cho phép người chủ trả lương cho “employee” dưới mức tối thiểu dù người này có nhận thêm tiền “tip” trong lúc làm việc, còn cấm chủ nhân không được cắt xén hay giữ lại tiền “tip” của người “employee” dưới mọi hình thức, và không được tính tiền “tip” để trừ vào phần lương overtime khi người “employee” làm thêm giờ phụ trội.
Trái lại, nếu người thợ nail được phân định là “independent contractor”, chủ tiệm sẽ trả công cho người này bằng mẫu 1099-MISC và không cần khấu trừ bất kỳ khoản thuế nào, vì người “independent contractor” có bổn phận và trách nhiệm tự khai và nộp thuế lợi tức hàng năm của mình. Thêm vào đó, chủ tiệm cũng không bị ràng buộc bởi các luật lệ thuế vụ và lao động áp dụng với người “employee”.
Điều rắc rối là mặc dầu luật lệ cho phép người thợ nail có thể làm việc như một “employee” hay là một “independent contractor”, các định nghĩa nhằm phân định sự khác biệt giữa “employee” và “independent contractor” của người thợ nail cho đến nay vẫn còn rất phức tạp, phát xuất từ sự diễn dịch khác biệt giữa cơ quan thuế vụ liên bang IRS với các cơ quan thuế vụ và lao động của từng tiểu bang. Thêm vào đó, các điều lệ liên quan đến việc hành nghề của người thợ nail ấn định bởi hội đồng thẩm mỹ tại mỗi tiểu bang (State Board) cũng tạo thêm nhiều điểm mâu thuẩn cho vấn đề nhiều phức tạp vừa kể trên. Và cũng vì thế mà việc xác định người thợ nail (và thợ làm tóc) là “employee” hay “independent contractor” là một vấn đề không đơn giản.
Để Tránh Bị Phạt Vạ…
Trong tình hình kinh tế suy thoái hiện nay, nghề nail của người Việt ở Mỹ rõ ràng đã không còn dễ dàng như thời gian trước đây nữa. Vì thế, với những ai còn muốn tiếp tục theo đuổi nghề nail để mưu sinh, ngay từ bây giờ cần phải quan tâm tìm hiểu rõ ràng các quy định hiện hành trong vấn đề thuế vụ và luật lệ lao động áp dụng cho ngành nghề của mình, hầu tránh bị phạt vạ nặng nề trong thời buổi vốn đã khó khăn này. Thêm vào đó, chủ tiệm và người thợ nail cần phải có thêm sự thông cảm để cùng nương nhau mà sống thì nghề nail của người Việt ở Mỹ mới có cơ hội tồn tại lâu dài.
Đối với các thợ nail lâu nay làm ăn chia 6/4 với chủ và được trả lương không bị trừ thuế bằng mẫu 1099-MISC, chủ tiệm nail cần hiểu rõ luật lệ để có thể xác định người thợ đó là “independent contractor” theo định nghĩa của các cơ quan thuế vụ và lao động hầu tránh rắc rối khi bị kiểm tra. Xin lưu ý rằng nếu trả lương cho thợ nail (hay thợ làm tóc) bằng mẫu 1099-MISC mà không chứng minh được người đó là “independent contractor”, chủ tiệm xem như đã vi phạm luật thuế vụ và lao động. Cần biết rằng các cơ quan thuế vụ và lao động sẽ căn cứ trên nhiều yếu tố khác nhau, cùng với việc làm hàng ngày của người thợ để xác người đó là “independent contractor” hay “employee”. Theo lời của đương kim Ủy Viên Lao Động (Labor Commissioner) tiểu bang California là bà Angela Bradstreet, tờ giấy hợp đồng do người thợ ký tên sẽ không chứng minh đưọc người đó làm việc độc lập.
Trường hợp các tiệm có thợ là “employee” và dùng mẫu W-2 để trả lương cho thợ, chủ tiệm phải theo đúng các quy luật áp dụng cho “employee”, đặc biệt là vấn đề lương tối thiểu và giờ phụ trội, giờ ăn trưa và giải lao, v.v… Thêm vào đó và tùy theo luật lệ quy định khác nhau ở mỗi tiểu bang, phải có bảo hiểm lao động cho người thợ. Có vậy mới tránh được những vụ phạt vạ đáng tiếc khi có cuộc kiểm tra của các cơ quan thuế vụ và lao động.
Cần thêm các thông tin hữu ích trong vấn đề này, có thể liên lạc với tác giả qua điện thoại số (949) 943-4396.
Subscribe to:
Posts (Atom)